Gừng là một trong những loại gia vị quen thuộc đối với người Việt Nam. Không chỉ chứa rất nhiều các loại vitamin cho cơ thể như: vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B, cùng với các chất cần thiết cho cơ thể như magiê, kali, silic, sắt, natri, canxi, phốt pho, kẽm và beta-carotene… Gừng còn được dân gian truyền miệng với công dụng trị mất ngủ, giúp người trung niên, cao tuổi có được giấc ngủ ngon với những cách cực kỳ đơn giản.
Tại sao lại dùng gừng trị mất ngủ?
Trong Đông y, gừng nổi tiếng là vị thuốc giúp bổ kinh phế, tỳ, thận,vị và đại tràng, với công dụng làm ấm, chống lạnh, giúp thông trạch, hồi dương. Khoảng 70% các đơn thuốc trong Đông y đều có vị gừng – điều này chứng tỏ mức độ quan trọng và tác dụng chữa bệnh cực tốt mà gừng mang lại.
Dân gian sử dụng gừng để chữa các bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy ơi, khó chịu hay người bị cảm lạnh, ho, bệnh thấp khớp gây ra chân tay lạnh…
Riêng đối với căn bệnh mất ngủ, chính hoạt chất Cineole có trong gừng đã giúp giải tỏa stress, giảm hiện tượng đau nửa đầu, giúp người bệnh có một tinh thần sảng khoái từ đó dần dần đưa người bệnh vào giấc ngủ ngon.

Một số cách điều trị mất ngủ kéo dài từ gừng
Ngâm chân với nước gừng
Ngâm chân với nước gừng vào buổi tối giúp tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể, ngoài ra còn giúp tạo cảm giác dễ chịu, thư thái, đưa vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng.
Nguyên liệu
– 02 lít nước nguội
– 01 củ gừng to
– 20 gram muối
Hướng dẫn trị mất ngủ bằng cách ngâm chân với gừng:
– Gừng mang đi rửa sạch, để nguyên vỏ và đập dập.
– Đun sôi nước, sau đó cho gừng đập dập thêm chút muối vào và đun sôi khoảng 5 phút.
– Để nước nguội bớt, còn khoảng tầm 50 độ, cho tay vào thử nếu thấy vừa thì hãy ngâm chân vào.
Cách dùng nước ngâm chân
– Mỗi ngày người bệnh mất ngủ nên dành khoảng hai mươi phút để ngâm chân trước khi đi ngủ, lâu dần sẽ giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
– Người có công việc bận rộn, thường phải làm vào ban đêm nên tranh thủ ngâm chân vào thời gian rảnh.
– Kiên trì thực hiện phương pháp ngâm chân này cho đến khi bệnh cải thiện hoàn toàn. Sau đó có thể duy trì hai lần/tuần.

Cách điều trị mất ngủ kéo dài khi uống nước gừng vào buổi tối
Theo các chuyên gia, uống trà gừng hiệu quả nhất là khi uống vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Nếu uống trà gừng vào buổi tối hoặc sau khi ăn tối xong có thể khiến người bệnh sẽ khó ngủ hơn. Nguyên nhân là do các chất có trong gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích dạ dày, làm hưng phấn ruột, tăng cường quá trình tiêu hóa. Chính điều này khiến người bệnh sẽ tỉnh táo hơn. Do vậy người bệnh cần lưu ý để có cách điều trị bệnh mất ngủ tốt nhất.
Kinh nghiệm trị mất ngủ với trà gừng
Nguyên liệu cần dùng
– Nửa củ gừng
– Đường phèn
Hướng dẫn thực hiện gừng đường phèn trị mất ngủ:
– Gừng, đường phèn và cho khoảng 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều, như vậy sẽ phát huy được công dụng vào buổi tối. Bài thuốc này cực kỳ nổi tiếng với công dụng chữa mất ngủ kinh niên cực tốt, để có hiệu quả rõ rệt nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.

Cách làm trà gừng đường nâu đơn giản
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Gừng tươi: 01 củ nhỏ
– Đường nâu: 02 thìa
– Nước ấm
Cách dùng gừng và đường nâu trị mất ngủ
– Gừng tươi gọt sạch vỏ, mang đi rửa sạch và cắt thành lát mỏng.
– Cho các lát gừng tươi vào cốc sạch, sau đó cho nước ấm và đường nâu vào ngâm khoảng 10 đến 20 phút cho gừng tiết hết tinh dầu.
– Người bệnh mất ngủ nên uống trà gừng vào buổi trưa hoặc trước khi đi ngủ khoảng một tiếng.
Trà gừng với muối – giải pháp trị mất ngủ toàn diện
Nguyên liệu:
– 01 củ gừng tươi
– Nước ấm
– 1/2 thìa muối trắng
Hướng dẫn thực hiện trà gừng muối
– Rửa sạch củ gừng, sau đó mang đi giã nát.
– Cho gừng này vào trong cốc nước ấm, pha cùng với muối.
– Khuấy đều hỗn hợp và uống hết sau bữa ăn khoảng ba mươi phút hoặc trước khi đi ngủ (nên uống ít tránh trường hợp gây đầy bụng).

Lưu ý khi sử dụng gừng trị mất ngủ
– Người bệnh không nên vì quá nôn nóng mà lạm dụng uống quá nhiều trà gừng. Điều này có thể làm tăng áp lực cho dạ dày, gây đau dạ dày.
– Tuyệt đối không để trà gừng qua ngày hôm sau.
– Nên áp dụng liên tục từ 5 đến 7 ngày sau đó ngưng một thời gian rồi mới uống tiếp.
– Đối với người đang mắc các bệnh lý khác như: tiểu đường, gan, thận cần cẩn trọng và không nên áp dụng thường xuyên.