Bạn mong muốn trở lại với vóc dáng trước khi sinh em bé nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Với những bí quyết đơn giản của chúng tôi kết hợp tập luyện nhanh sẽ giúp bạn lấy lại vóc dáng nhanh chóng.
Bạn đã nghiên cứu kỹ các loại sách, lục tìm trên Internet và đọc tất cả những bài báo có thể về cách để chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Bạn và chồng đã quay trở lại gần gũi với nhau. Bạn đã thăm khám bác sĩ 6 tuần sau sinh và kết quả khám sức khỏe đều tốt. Bạn và em bé của bạn thậm chí có thể đã làm quen với thói quen sinh hoạt hàng ngày và chợp mắt được vài giấc vào buổi đêm.
Bây giờ đã đến lúc để bạn bắt đầu lấy lại gần như vóc dáng mà bạn mong muốn – thường có nghĩa là giảm cân. Câu hỏi đặt ra là bắt đầu từ đâu?
Nếu bạn không chắc chắn phải bắt đầu từ đâu, chúng tôi xin gợi ý cho bạn những bước đã được chứng minh giúp bạn quay trở lại với vóc dáng trước khi sinh – hoặc thậm chí còn tốt hơn! Hãy xem tiếp để biết 6 bí quyết giảm baby fat (mỡ trên cơ thể đứa trẻ, biến mất dần khi trẻ trưởng thành) sau sinh và một chương trình tập thể dục phù hợp mà bạn có thể sắp xếp được thời gian tập. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thích chúng.
Giảm baby fat
Thức dậy và vận động:
Đa phần các mẹ bị mất ngủ quá nhiều và choáng ngợp đến nỗi thậm chí không còn nghĩ đến việc tập thể dục. Không sao cả! Rene M.Jeffreys, một nhà sinh lý học thể dục tại Covington, Kentuckey cho biết phần lớn cơ thể phụ nữ vẫn chưa sẵn sàng cho việc tập thể dục cho đến 6 tuần sau khi sinh, hoặc lâu hơn nếu họ sinh mổ.
Cho con bú sữa mẹ:
Cho con bú sữa mẹ đốt cháy khoảng 500 đến 700 calo mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là nhiều phụ nữ có thể gia tăng lượng calo mà họ nạp vào cơ thể mà vẫn giảm được cân nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng ngay khi bạn ngừng cho con bú hoặc bắt đầu cho con bú ít đi, nhu cầu calo của bạn sẽ tụt xuống. Bạn có thể thực sự tăng cân nếu bạn không điều chỉnh chế độ ăn của mình xuống và/hoặc tăng cường thói quen tập thể dục.
Chú ý đến calo và chất béo:
Nói không với những đồ ăn calo rỗng như soda và khoai tây chiên cũng như chế độ ăn nhiều chất béo thay thế toàn bộ các nhóm thực phẩm. Thay vào đó, hãy đặt mục tiêu ăn đa dạng protein nạc, ngũ cốc nguyên cám, hoa quả và rau tươi và ăn nhiều những thực phẩm ít béo từ sữa, theo Tammy Baker, chuyên gia dinh dưỡng đến từ vùng đô thị Phoenix.
Ăn đồ ăn vặt lành mạnh:
Ăn quá nhiều đường có thể khiến mức đường huyết của bạn tăng cao và khi nó tụt xuống bạn sẽ dễ ăn mọi thứ mà bạn có thể với tới. Để tránh cám dỗ, hãy chỉ giữ những thực phẩm dinh dưỡng trong tầm tay của mình. Ngoài ra bạn cũng nên dự trữ sữa ít béo và sữa chua để làm đồ ăn vặt, bởi theo các nghiên cứu chỉ ra, canxi đến từ những nguồn này có thể hỗ trợ giảm cân.
Sau đây là một số ý tưởng cho bữa ăn vặt tốt cho sức khỏe và giúp bạn giảm cân đúng hướng:
- Cần tây, cà rốt và ớt với sốt chấm ít béo
- Bánh mì ngũ cốc nguyên cám kẹp salad trứng hoặc thịt gà
- Ngũ cốc nguyên hạt với sữa không béo
- Bánh mì ngũ cốc nguyên cám với bơ hạt
- Trứng luộc kỹ
- Táo và bơ hạnh nhân
- Sinh tố hoa quả
Tập thể dục cùng những mẹ mới sinh khác:
Carolyn Pione đến từ Cincinnati không cảm thấy có thời gian hay năng lượng để tập thể dục sau khi có con. Rồi, một số người bạn đã lập một nhóm chạy bộ buổi sáng, họ tới gõ cửa nhà cô để rủ cô gia nhập cùng. Ban đầu Pione vẫn chưa quen. Tuy nhiên cô vẫn kiên trì và cuối cùng đã đánh bay hết lớp mỡ thừa trên người.Và hiện giờ cô đang tham gia cuộc đua chạy bộ 5k, điều mà cô sẽ chẳng bao giờ nghĩ có thể làm nếu như không có sự giúp đỡ của nhóm chạy của cô.
Chợp mắt:
Sheeh Rarback, giám đốc dinh dưỡng tại Trung tâm Phát triển Trẻ em Mailman thuộc Trường Y Dược Đại học Miami cho biết “ngủ nhiều cho thấy có thể giúp giảm cân bởi bạn không bị bắt buộc phải tiếp nạp nhiều calo và những thực phẩm có hàm lượng đường cao để có năng lượng.” Chu kỳ giấc ngủ bất thường như chu kỳ ngủ bị ép buộc bởi em bé có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn và khiến bạn khó giảm cân sau sinh hơn, Rarback nói thêm. Vì thế hãy chợp mắt bất cứ khi nào bé ngủ. Bằng cách đó, bạn sẽ giữ cho mức năng lượng của mình – và có thể là cả cơn thèm ăn khó bảo – ở tầm kiểm soát.