Mặt dù không phải tất cả những cuốn truyện tranh đều phù hợp với trẻ em và thanh thiếu niên, một số được viết dành cho người lớn và bởi người lớn; sự thực thì chúng vẫn là một thể loại hữu ích và có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển khả năng hiểu và phân tích văn học của học sinh, cùng với đó cải thiện rõ rệt sự thành thạo các môn Nghệ thuật Ngôn ngữ.
10 Lý do trẻ em nên đọc truyện tranh
Có nhiều từ vựng phức tạp trong truyện tranh hơn ở hầu hết các loại ấn phẩm khác
Trong một nghiên cứu cá nhân được công bố ở 1000 truyện tranh có chứa từ vựng bậc cao hơn, đa số những quyển truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa có chứa tới 36% – 76% văn bản viết bằng ngôn ngữ mà chúng ta có thể tìm thấy ở trường trung học phổ thông và những bài kiểm tra năng lực đầu vào trường đại học/cao đẳng. Phần lớn những tờ báo và tạp chí định kỳ khác chỉ chứa 14% những từ vựng phức tạp bậc cao hơn này.
Cải thiện kỹ năng ghi nhớ
rong thế giới nhận thức ngày càng gắn bó mật thiết với các phương tiện truyền thông/ trực quan này, người đang học tiếng hoặc một người ngại đọc/viết có thể dùng truyện tranh như một cách để kết hợp khả năng dự đoán và soát lại cùng lúc bằng việc đọc theo trình tự mà vẫn có thể lướt lại một cách trực quan và khôi phục hình ảnh ngay lập tức lần này đến lần khác.
Truy cập bộ nhớ hiểu biết (I.M.A.) và làm mới theo cách này chính là trọng tâm trong việc học tiếng trong môi trường ngữ cảnh và cách dùng thông tục của nó.
Giới thiệu kể chuyện phi tuyến tính
Nhiều tác giả truyện tranh có khuynh hướng xây dựng cốt truyện trong khoảng thời gian dài. Điều này đòi hỏi người đọc phải tuần tự hóa tiếp cận của mình và đợi một vài tuần để đọc tập ra tiếp theo. Charles Dickens cũng làm điều tương tự với tác phẩm của mình. Việc này cho người đọc có khoảng thời gian để chờ đợi câu chuyện.
Mặc dù văn bản có thể được trình bày tuần tự theo thời gian ở bên cạnh hình ảnh, cốt truyện có thể nhảy từ quá khứ sang hiện tại và tới tương lai, tất cả đều trong cùng một câu chuyện.
Mở ra cánh cổng dẫn tới trình độ đọc viết cao hơn
Truyện tranh là cánh cổng khởi đầu tốt nhất dẫn những người ngại đọc đi đến con đường đọc sách. Chúng chính là yếu tố mào đầu khiến cho trẻ đánh giá cao việc biết đọc và viết chữ.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 năm 2013, chủ nhân của Silver Snail, George Zotti đã nói về biến đổi văn học mới xoay quanh tất cả những khối tiêu chuẩn về sự hiểu biết về phương tiện truyền thông, mà cốt lõi vẫn là chữ viết.
Khi được hỏi về việc đọc truyện tranh, Zotti nhấn mạnh: “Chúng là cánh cửa dẫn tới sách, khả năng truyền tải ham muốn đọc sách và việc tiếp tục làm điều đó là một món quà to lớn, truyện tranh cũng tuyệt vời như bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào.”
Truyện tranh mở ra nhiều cánh cửa cho sự liên tục văn học với các tiểu thuyết đồ họa như Kill Shakespeare, giới thiệu nhiều năng lực phức tạp hơn như sự pha trộn nhân vật, dự đoán và phân tích.
Bài học trong phác họa và phát triển nhân vật
Cố gắng thực hiện thử nghiệm sau với bất kỳ học sinh tiểu học hoặc trung học nào: yêu cầu học sinh đó phác họa một nhân vật.
Phần lớn các học sinh thực chất sẽ vẽ một bức họa. Truyện tranh cung cấp nhiều ví dụ về cách các nhân vật được xây dựng, dựa trên một câu chuyện nền, các động cơ, phản ứng đối với bối cảnh và địa điểm và chuyển động qua các cốt truyện ở nhân vật chính và phụ, và giới thiệu nhân vật phản diện và nhân vật chính diện nghĩa là thế nào và tại sao nó lại phát triển. Truyện tranh đưa ra bản sơ đồ cho việc xác định và sao chép các kỹ thuật viết nâng cao.
Những người ngại đọc có thể hình dung ra các sự kiện quan trọng
Nếu một người ngại đọc không thể hình dung ra những sự kiện quan trọng, họ sẽ dễ bị rối và đặt quyển sách xuống. Khả năng theo dõi và sau đó bình luận về cốt truyện là điểm quan trọng đối với sự phát triển khả năng đọc viết của trẻ.
Những trẻ đang gặp khó khăn với việc đọc có thể dễ dàng khám phá thế giới đằng sau quyển sách giống như các bạn đồng trang lứa thành thục hơn, tuy nhiên các em có thể làm điều đó với sự trợ giúp của một cuốn truyện tranh hoặc một cuốn tiểu thuyết đồ họa. Shakespeare là một ví dụ hoàn hảo.
Nhen lên trí tưởng tượng và ham muốn viết
George Bernard Shaw từng nói: “Bắt chước không chỉ là hình thức nịnh nọt chân thành nhất – nó là một hình thức học hỏi.” Trí tưởng tượng của những tác giả truyện tranh và các nghệ sĩ được thể hiện hoàn toàn trên mặt giấy vô hình sẽ đi theo trẻ khi trẻ đọc chúng. Một trong số những mối liên hệ nổi bật nhất một học sinh có thể có là liên hệ với bản thân. Ngay cả khi là bắt chước, đây là ánh lửa nhen nhóm lên tình yêu đọc sách và viết lách.
Cho phép tạo dựng khung thế giới văn học mới bởi người đọc
Sử dụng tiêu chuẩn của câu chuyện trong truyện tranh, học sinh có thể khám phá thế giới và tính cách của các nhân vật mà các em đã và đang đọc và sử dụng kỹ năng học các môn Nghệ thuật Ngôn ngữ cao hơn rất nhiều như nhận thức triết học, dự đoán và tổng hợp để viết phần tiếp tục.
Mở rộng trí tưởng tượng
Trẻ em ngày nay sống trong một thế giới bị đóng khung quá nhiều bởi những ranh giới, luật lệ và do đó dẫn đến trí tưởng tượng bị giới hạn về những thứ khác.
Những cuốn truyện tranh mặc dù được tạo nên trong “thế giới văn học” của những người sáng tạo ra nó, có phẩm chất đặc trưng đó là bất kỳ điều gì đều có thể xảy ra. Tính bất ngờ và sự kỳ diệu vẫn còn tồn tại. Do thực tế tần suất xuất bản theo tháng và thời gian đầu tư vào việc đọc, trí tưởng tượng của người đọc có thể mở rộng theo những hướng không dự tính được.
Cải thiện thứ hạng của học sinh và điểm số bài thi
Phụ huynh có thể ngạc nhiên khi biết rằng Ontario EQAO và CAT 4 (Bài kiểm tra thành tích của Canada) đều đưa những chuyện kể tuần tự và những cột truyện tranh vào phần đánh giá đọc và viết của họ.
Tất cả nguyên lý của các môn Nghệ thuật Ngôn ngữ: cốt truyện, nhân vật, xung đột, tâm trạng, bối cảnh và thậm chí từ vựng có thể được bồi dưỡng nhờ việc đọc và sáng tạo những cuốn truyện tranh. Những nam độc giả đặc biệt sẽ được hỗ trợ nhờ tiếp xúc liên tục với thể loại này.
Mười lý do nêu trên có thể khuyến khích bạn xem lại quan điểm của bạn về truyện tranh. Cuối cùng có lẽ là điểm nổi bật nhất liên quan đến thể loại này: học sinh sẽ tự chọn những gì các em muốn đọc. Sự trở lại của những cuốn truyện tranh có thể gắn với việc đưa vào một loạt các văn bản dưới và vượt quá khả năng hiện tại của người đọc. Truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa là cánh cửa dẫn đến thành công trong việc biết đọc viết chữ, ở bất kỳ trình độ nào.